Thứ hai, 29/04/2024
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ KHÁNH HÒA

Thư ngỏ

Kính gửi các quý vị độc giả, các du khách và nhà đầu tư:

 

Trước tiên xin được gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt tới các quý vị!

Quý vị thân mến!

Từ thời Trần trở về trước xã Khánh Hòa (hiện nay) gồm 2 xã Hương Du và Phương Du thuộc huyện Yên Ninh, Phủ Trường Yên. Năm Kiến Phúc (1884) đời vua Nguyễn Giản Tông, xã Hương Du đổi thành xã Yên Khang.

Trước năm 1945 xã Phương Du và Yên Khang thuộc Tổng Yên Vệ, huyện Yên Khánh. Xã Phương Du có 4 thôn: thôn Đông, thôn Xuân, thôn Thượng, thôn Rậm (thôn Rậm ở riêng biệt một khu), thôn Đông có 2 xóm nhỏ, thường gọi là xóm lẻ (giáp làng Bôi xã Ninh Phúc) và xóm Chợ Dầu. Xã Yên Khang có 3 thôn gồm thôn Nội, thôn Ngoại, thôn Thuần Đầu (thôn Thuần Đầu ở riêng biệt một khu). Khi đào sông Vạc đã tách thôn Thuần Đầu thành 2 khu. Khu xóm Trại Bầu ở bên kia sông Vạc thường gọi là Bầu Khoai, sau này huyện điều chỉnh địa giới nhập xóm Trại Bầu vào xã Khánh Thượng.

Năm 1946, huyện Yên Khánh hợp nhất 50 xã, làng, trang trại thành lập 20 xã. Xã Phương Du, Yên Khang thành xã Khang Du. Tháng 7 năm 1949, huyện Yên Khánh hợp nhất 20 xã thành lập 7 xã. Các xã Yên Vệ, Khang Du, Tân An hợp thành xã Khánh Hòa. Như vậy địa danh Khánh Hòa có từ tháng 7 năm 1949.

          Năm 1956, huyện Yên Khánh điều chỉnh lại địa giới các xã. Xã Khánh Hòa còn 2 thôn Phương Du và Yên Khang; Yên Vệ, Hào Phú thành xã Khánh Phú; Tân An gồm Yên Xuyên, Yên Bắc, Yên Phú, Yên Cống, Văn Giáp thành xã Khánh An ngày nay.

          Ngày 27/12/1975, hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà (nay là Hà Nam và Nam Định) hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh. Khánh Hòa thuộc huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngày 27/4/1977, 10 xã phía Bắc của huyện Yên Khánh hợp nhất với huyện Yên Mô thành lập huyện Tam Điệp. Xã Khánh Hòa thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1994, huyện Yên Khánh được tái lập gồm 19 xã, trong đó có xã Khánh Hòa.

          Hiện nay, với vị trí xung yếu, là xã nằm ở phía Bắc của huyện Yên Khánh và có đường giao thông thuận tiện trong việc di chuyển xuống phía Nam đi huyện Kim Sơn, có đường cao tốc Bắc - Nam chạy qua, Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để quê hương Khánh Hòa phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chùa Dầu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Nhân dân Khánh Hòa có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, có tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương. Truyền thống đó được các thế hệ con cháu phát huy trong suốt chặng đường lịch sử, lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần cùng dân tộc đánh bại mọi đội quân xâm lược, bảo vệ quê hương, đất nước.

          Khánh Hòa vùng đất có nét văn hoá truyền thống độc đáo, phát triển khá sớm, phong phú, đa dạng, nhiều công trình văn hoá mang đậm sắc thái riêng. Xã Khánh Hòa có 2 ngôi chùa, chùa Dầu - Linh Nha Tự và chùa Dê, 2 ngôi đình, 7 ngôi đền và một số điếm thờ thần, thổ địa. Một bộ phận nhân dân theo đạo Phật còn lại đại đa số theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, ông bà.

Chùa Dầu được xây dựng từ thời Lý, toạ lạc trên khu đất của xóm Chùa ở trung tâm xã. Chùa thờ Hoàng Tử Ngự Câu Vương và chị gái là Công chúa Huyền Tư (Hoàng Tử Ngự Câu Vương và Công chúa Huyền Tư đã tu hành ở chùa này).

Lý Triều nhi khởi, Trần Triều nhi hưng vạn cổ danh lam

Cửa giữa Tam quan Chùa Dầu có câu đối:

Thiên trụ dễ duy, địa trục dĩ lập, thiên niên thắng tích.

(Thời Lý dựng lên, thời Trần hưng thịnh muôn thủa chùa này.

 Cột trời đã vững, trụ đá đã bền, ngàn thu cảnh ấy).

Hội Đồng Nỉ 60 năm mới mở 1 kỳ. Các giao ước, lệ tự có 9 xã tham gia. Nhiều gia đình nêu cao đạo nghĩa giữ gìn nếp sống gia phong được dân làng quý trọng, tạo nên nét đẹp truyền thống của Phương Du và Yên Khang.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai (năm 1285), vua Trần lui quân về Ninh Bình xây dựng căn cứ kháng chiến đã lệnh cho Hoàng tử Ngự Câu Vương đem quân đến miền duyên hải phía đông nam Ninh Bình lập căn cứ chấn giữ bảo vệ Hành cung Vũ Lâm - hậu cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến. Trên đường thị sát địa hình lập căn cứ khi đến 2 xã Phương Du và Hương Du(.) thuộc tổng Yên Vệ, thấy địa thế khu Mả Lăng thuận lợi cho việc bố trí lực lượng xây dựng hệ thống phòng ngự, Hoàng tử Ngự Câu Vương chọn nơi đây làm đại bản doanh. Tại đây Hoàng tử chiêu tập hiền tài, tuyển quân xây dựng đồn luỹ, tích trữ lương thảo, luyện tập quân sỹ phòng thủ bảo vệ phía đông nam Hành cung Vũ Lâm. Hưởng ứng tinh thần “Sát thát” của vua tôi nhà Trần, nhân dân Hương Du, Phương Du tích cực ủng hộ đội quân do Hoàng tử Ngự Câu Vương chỉ huy, góp phần đánh thắng quân Mông - Nguyên do Toa Đô chỉ huy (ngày 7/6/1285) tại phủ Tràng An.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược giành thắng lợi, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vùng đất, con người Khánh Hòa không ngừng đổi thay. Từ năm 1986, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với cả nước, nhân dân Khánh Hòa nhiệt tình hưởng ứng công cuộc đổi mới đạt kết quả quan trọng. Thôn xóm bình yên, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, kết cấu hạ tầng nông thôn được xây dựng nâng cấp, các công trình phúc lợi xã hội trường học, trạm Y Tế, điện, nước giao thông nông thôn, hệ thống thông tin… Vùng đất Khánh Hòa chứa đựng nhiều tiềm năng, thế mạnh, con người nơi đây hiền hoà, chất phác, năng động trong lao động xây dựng quê hương; kiên trung, dũng cảm trong chiến đấu. Lao động và đấu tranh đã xây dựng và hình thành lòng thuỷ chung bám đất, bám làng, năng động, sáng tạo từ thế hệ này qua thế hệ khác của nhân dân Khánh Hòa. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa bằng một ý chí mạnh mẽ, một khát vọng lớn lao, đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được triển khai đồng bộ, toàn diện. Việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của huyện ủy về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tốt với nhiều khâu đột phá. Công tác kiểm tra, giám sát trong đảng và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được tập trung thực hiện quyết liệt. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng được nâng cao. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo được củng cố vững chắc.

Kinh tế liên tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, gắn với thị trường. Cùng với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm, đầu tư. Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, 5 năm liên tiếp, xếp tốp đầu của huyện. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác phòng chống dịch COVID-19 được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học công nghệ được đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 2015-2020, đầu tư cho sự nghiệp văn hóa chi đầu tư cho các thiết chế văn hóa.

Công tác quốc phòng quân sự địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ, quyết liệt, chỉ số cải cách hành chính xếp tốp đầu trong huyện Với những thành tích đã đạt được.

Tất cả những nỗ lực và thành quả đó không chỉ đã và đang phục vụ thiết thực hơn cho đời sống nhân dân, xây đắp vững chắc hơn niềm tin của nhân dân với Đảng; là nền tảng, tiền đề quan trọng để Khánh Hòa vững bước cho chặng đường phía trước.

Trụ sở UBND xã Khánh Hòa (Ảnh Ánh Châu)

Tự hào là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, tự hào về những thành tựu đã đạt được; trong thời gian tới, Khánh Hòa sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo công tác quốc phòng, quân sự địa phương, làm tốt công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tập trung cho công tác quy hoạch với tầm nhìn chiến lược, dài hạn.

Phát huy tối đa ưu thế vị trí địa lý của xã; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiệu quả nhất là hạ tầng.

Đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực văn hóa và nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cùng với việc thực hiện chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ để xứng đáng với tên gọi, vị thế và tiềm năng của miền đất địa linh, nhân kiệt có bề dày lịch sử văn hóa./.

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?