Thứ tư, 15/05/2024
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ KHÁNH HÒA

LỊCH SỬ CHÙA DẦU VÀ BẢY ĐỀN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA

Thứ tư, 19/04/2023 280

Phủ dầu xã khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, từ thành phố Ninh Bình xuôi về nam 4km, du khách bắt gặp một cảnh chợ quê chợ quê, đó là chợ dầu họp mỗi tháng chín phiên vào các ngày mùng một mùng bốn mùng bẩy âm lịch trước đây khu chợ là một vùng đất rộng lớn nằm cạnh quốc lộ số 10, có năm cây đa cành lá sum suê bốn mùa xanh tốt đi tiếp theo là con đường cát mịn, vào giữa làng ta nhìn thấy một cây gạo già nua thân hốc hác cành khẳng khiu nhưng xuân nào cũng đỏ hoa chào đón.

Thật là: đầu làng rợp bóng cây đa

giữa làng cây gạo ngã ba cây đề

Tiếc thay những cây ấy nó chỉ còn trong ký ức, nó đã chết một cách bí hiểm, theo bao thăng trầm, biến đổi con đường uốn khúc hình rồng năm xưa, do bà chúa tạo nên nay khúc còn, khúc mất thay vào đó là con đường trải nhựa bon bon thẳng tới phủ dầu, nhưng dù đi theo đường nào, du khách cũng lần lượt bộ hành thăm thú địa danh, của một vùng quê văn vật

Xin bắt đầu từ chợ dầu, Từ khu chợ đầu làng, qua cánh đồng ả Thượng, ta thấy bóng dáng, một ngôi đền rêu, phong núp trong vòm lá, đó là đền đông, đền tọa lạc tại xóm đông, hướng Đông Bắc, thờ Ba vị phúc thần, đó là, Đức Hòa Đức, Đức a hành, và Đức ô lạc, trấn thủ địa đầu phía Bắc phủ dầu, lịch chiều sắc phong, thượng đẳng tối linh tôn thần, ngày trước đền còn lưu truyền đôi câu đối, chỉ xích, thiên nhan tin củng Bắc, thanh bình, địa diện nhật thăng Đông,

Qua đêm đông, ta đặt chân lên xứ vườn cúi, một dải gồm nho nhỏ đứng phía sau đền, nơi tiếp giáp với làng bợi Ninh Phúc, hình dáng như một sân con bài, sau ngọ môn, có lẽ tiền nhân nhắc nhở ai đã đến đây, đều phải cúi đầu chào hỏi, qua vườn cúi ta bắt gặp một giải gồ dài hơn, hình thù giống như một con rết, vươn mình Dương đôi mắt hướng chầu về phủ, đó là mả gạo, Tên chữ, là cảo mả tự, theo tà áo cổ tích cảo mả tự có hình dáng một con ngô công, xưa kia cây cối ôm tùm, cỏ gai rậm rạp, tự có một loại tiền đồng niên hiệu khai Nguyên, thánh Nguyên, hoàng Phạm, vân vân, thường hay đùn lên từng cọc, khi thì vài chục đồng, có lúc hàng xâu, hàng chuối, lạ thay nét chữ còn y nguyên, màu đồng đỏ thắm, ai nhặt được thưởng cho là vận may hiếm có,

“Ai về mà gạo mà xem

Tiền đồng lúc nổi, lúc chim lạ thay

Ai người, vận tốt duyên may

Nhặt được tiền này gia nội an khang”

 

Một hiện tượng kỳ lạ, một nguyên do khó để phân giải, không biết những đồng tiền này có tự đâu, mà nghìn thu không nhòa linh dấu, cuối dải gồ, tức là đầu con ngô công, có một ngôi đền đó là đền Thượng, đền Thượng thuộc địa bàn xóm thượng, hướng tây nam, thờ hai vị phúc thần, đó là Đức ngọ Vương, và Đức sơn thần, sắc phong, dực bảo trung hưng đương cảnh, thành hoàng Trung đẳng tôn thần tối linh, trước đây đền khang trang lắm, bên tả có tư văn, bên hữu có tư Vũ, tư văn thờ Đức khổng tử, tăng tử, nhan hồi, và các vị hiền triết đạo nho, tự Vũ thờ các doanh nhân cùng các khóa sinh trong xã, hằng năm vào tháng 10 âm lịch có lệ tế tự, nên có câu vè,,

14 tư văn 10 rằm tư Vũ

trẻ già đông đủ, tiến lễ thường tân

Trước cửa đền của một cái giếng, một cái ao, không bao giờ hết nước, nước giếng đền vừa trong vừa mát, còn ao làng, thì đầy ấp cá tôm, sân đền, nào hoa thơm quả ngọt, có hàng nhãn sum suê bốn mùa xanh tốt, có thạp đá, khánh đá, long đình đá, đồ sộ nguy nga, ôi thật là một di sản văn hiến vô cùng quý giá, tiếc thay vào đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ hai mươi, Những lưỡi ben của tử thần, đã san ủi nơi đây thành ruộng, năm 1999, dân trong làng tôn tạo lại hậu cung, sau đó làm Thêm năm gian tiền tế,

Thật là, cảnh cũ người xưa đã về trời

đau lòng nhân thế lắm ai ơi

phá đền thì phải làm đền lại

vạn cổ câu ca cấm sai lời

Đứng trên bờ giếng thượng, nhìn về hướng Tây, một ngôi đền rêu Phong cổ kính, đó là đền rậm, đền rậm thuộc địa bàn xóm rậm,

Toạ lạc hướng tây nam, đền thờ Ba vị thành hoàng, đó là, Đức lịch lộ, Đức cao cường, và bà triệu ẩu, lịch lộ và cao cường, là hai vị tướng, phù đình khai quốc, nên ở đền, có đôi câu đối,

Đinh Triều Vạn Thắng trung quân tướng,

Nam Quốc Thiên thu thượng đẳng thần,

Bà triệu, Trinh Nương, nữ anh hùng dân tộc đất Triệu Sơn, Thanh hóa, đã phất cờ khởi nghĩa, chống lại quân ngô, hồi đầu thế kỷ thứ ba, cho nên, khi lọt lòng mẹ đã thấm đượm lời ru,

Du con, con ngủ cho lành,

Để mẹ gánh nước rửa banh cho voi,

muốn coi lên mà coi,

Coi bà Triệu tướng, cưỡi voi đánh cồng,

Đứng trước cửa đền, nhìn về phía Nam, thấy một dải gồ um tùm, thấp thoáng bóng am thanh cảnh vắng, đó là gồ chùa dê, gồ chùa dê, như một ốc đảo, giữa biển lúa vàng, nếu đứng từ phủ dầu nhìn ra, ta nhận thấy dải gồ, giống như một con dê vàng, chầu về Phật tổ, giữa gồ có một am nhỏ, nấp dưới một rừng hoa đại rực rỡ, Hương hoa, gió tây đưa nhẹ về cổng tam quan, một mùi thơm oai linh tao nhã,

Dương linh tự, cảnh hữu tình,

giữa rừng hoa đại, tươi xinh bốn mùa,

ngọt ngào, gió thoảng hương đưa,

thanh tao, cảnh phật, cảnh chùa thân yêu,

Chùa dê, tuy nhỏ nhưng phụng thờ như chốn đại thuyền quang, cũng tam thế Di Đà, tả quan long, hữu thánh Hiền, cũng tòa cửu long mây, bồng ngũ sắc, tiếc rằng dấu tích còn đó, tự đường biến dạng nơi nao, ôi, có lẽ, chữ sắc sắc, không không, của đạo thiền, là vậy, qua chùa dê, đến khu gồ ngệt, xóm đầu voi, một giải gồ rộng rãi  vuông vứt còn lưu lại, trong ký ức dân gian, đó là những thót voi tập trận, cách đó không xa về hướng Tây, có một giải gồ, tên là mãi mã, nơi đây bẩy trăm năm trước, là chiêu mã quán, của ngự câu Vương, tuấn mã từ khắp nơi được đưa về đây, giúp sơn hà xã tắc,

ngựa hay khắp chốn đem về,

bán thì không bán, mua thì cũng không,

góp vào, bảo vệ non sông,

diệt thù, sát Thát, sức chung mọi người,

Tiện đường, ta xuống xóm thuần đầu, thăm dòng hoạch vạc, dòng sông nhỏ hiền Hòa, chở phù sa bồi đắp, cho đôi bờ tươi tốt, nơi đây bẩy trăm năm trước, là mạch đường thủy, nối liền thái vi cung với đại bản doanh mả lăng, đất thuần đầu mới hình thành trên 700 năm, tương truyền xưa, là trại thủy chiến ngự câu Vương, từ thời hậu lê về trước, nơi đây, điền vô nhân canh, lộ vô nhân hành, mãi đến năm Cảnh Hưng, niên hiệu Vĩnh tộ 1710 có ông Phạm công Yên, người ở vó, chức điện tiền, chỉ huy sứ chúa Trịnh tông, về khai dân lập ấp, tiếp đến ông Trịnh Văn lượng chức chánh tổng, và mở mang xóm bầu, rồi dân trong xã xuống an cư lạc nghiệp, lấy tên là xóm thuần đầu, vì chữ thuần, là con Nghé, chữ đầu, là địa đầu, nguyên do, đây là nơi tiếp giáp giữa ba huyện, lại là đất địa đầu, nên cư dân đã đến đây phải đề phòng mấy mặt, thiên nhiên hằng năm lũ thượng nguồn, sông hoàng long đổ về gây bao cơ cực, trộm cướp, giặc giã nhiễu lại bất kỳ, nên họ tự ví mình như, trai lập trại, tựa gái, ở hàng cơm, mềm dẻo, cứng rắn, đều xử lý được cả, nên cổ nhân đã đặt tên cho xóm là thuần đầu, Khỏe mạnh có, hung hãn có, hiền từ có, tự cho mình, là nghé mới sinh, không kinh gì hổ, xóm thuần đầu, có đền khoai hướng đông nam, thờ Ba vị thượng đẳng, hai vị Dương, một vị âm, đó là, Đức hốt hoảng, Đức Minh mang, và Đức chàng Lang,

Tạm biệt xóm thuần đầu, ta quay về thăm đình Yên Khang và xóm nội, đình Yên Khang xưa thờ công đồng bẩy vị thành hoàng, kể cả ông hoàng và bà chúa, xóm nội còn có ngôi đền Trung hướng tây nam, thờ Đức lịch lộ, từ đền Trung nhìn chếch về hướng đông, vài trăm dặm có một dải gồ, có tên là ba bồng, vườn giáo nơi đây 700 trước, là những bễ rèn, nên hàng nghìn binh khí tốt để chiến đấu, tên vườn giáo do hậu thế đặt ra, để nhớ mãi một địa danh lịch sử,

Vườn giáo, còn vang tiếng búa rèn,

làm nên, khí giới diệt quân Nguyên,

hình bóng ngự câu, còn phảng phất,

nghìn năm danh tiếng, vẫn lưu truyền,

Rời vườn giáo quay ra, ta vào thăm đền ông Cao Các,, (tục gọi là đền

ông Già), Với lòng mến mộ đức chí nhân, chí hiếu, một tấm gương tận tụy

quên mình, Có lẽ, cổ nhân tôn thờ ông để răn dạy đời sau chữ tâm, chữ đức,

Nên cửa đền còn lưu đôi câu đối,

“Ất vị, kinh dinh, linh đắc địa,

Đinh triều, thái tích, hiển đông A,”

Tiện đường rẽ xuống cống Cao, thăm vụng chùa Đồng, Một dư địa chí

nằm ở phía Đông Nam đại bản doanh, Ngày trước là nơi gom góp đồng sắt,

để đưa về khu vườn Giáo rèn khí giới, Có lẽ, dấu linh mà tạo vật không nỡ để

mất, nên trong vụng vẫn còn một phiến đá to, Qua vụng chùa Đồng, ta ngược

lên phía Bắc, gặp một hồ nước khá rộng, nằm áp sau phủ Dầu, Đó là ao Huế:,

Một khu ao, trước đây chuyên trồng sen hồng, sen trắng, dâng tiến phật đài,

Nay ao đã thành ruộng, nhưng cái tên, vẫn còn lưu luyến mãi, Độ dầy bùn ao

Huê, thì trâu sa vào không rút lên được, Thế mới biết, truyền thuyết xưa là có

thật, vốc chụm nước trong từ ao Huê, rửa sạch bụi trần, ta bước lên vườn

Cống, Giữa dải gỗ mênh mông, có một cây thị già nua, ruột trống không, mà

lá cành xanh tốt, Không hiểu, cây có tự bao giờ, chỉ biết rằng đời nối đời được

cây cho, hương thơm, quả ngọt, Dân làng đặt tên là cây bất tử:,

Bất tử, vì cây, ở với đời,

Thăng trầm, bao kiếp, sống đầy vơi,

Đạn thù, trúng bụng, cây không chết,

Bão táp, phong ba, gốc chẳng rời,

Hương thơm, theo gió, bay đi khắp,

Quả ngọt, vị ngon, hiến cho đời,

Chắp tay, bái lậy, cây cổ tích,

Trước chốn, phật đài, gió reo vui,

Nơi đây, bẩy trăm năm trước, là nơi tiếp nhận lòng hảo tâm của thập

Phương, cho cuộc kháng chiến, Cống và tự nguyện, là vinh quang, cống vì xã

tắc sơn hà, Nghĩa cử cao đẹp ấy, thơm, còn thơm mãi, Tiện đường ta sang gồ

quần Ngựa, nay là UBND xã, hình dung, thấy hàng trăm ngựa chiến đang sẵn

sàng xuất trận,

Gồ quần ngựa, bao đời, còn đó,

Như bảo tồn, chuyện cũ,  tích xưa,

Trải bao, khói phủ, sương mờ,

Vẫn còn, sáng mãi, ngọn cờ, diệt Mông,

Bước tiếp về phía Tây, nghe thoảng đâu đây mùi hương đồng gió nội,

Có gì đó, ngọt ngào, ấm cúng lan xa, Trước mắt, ta, một cây đa, không, một

cặp đa, cây to trùm cây nhỏ, rễ to, ôm chặt thân con, Chẳng hiểu tự bao giờ,

ai trồng mà đến hôm nay có đa,, Mẫu tòng tử, Dưới bóng đa thấp thoáng một

ngôi đền, đó là đền Xuân, tên tự, là Lạc Xuân Đài, Lạc Xuân Đài, tọa lạc, tại

xóm Xuân, hướng Tây Nam, thờ một vị trung đẳng tôn thần, đó là đức Ngọ

Vương, Tương truyền, nơi đây trước kia là rừng rậm, Một dải xanh tươi ngút

Ngàn, kéo mãi đến Rừng Bồ, Mã Mây, Mả Lăng, bao quanh, Linh Nha Tự,

giữa nơi âm u tịch mịch, xuất hiện một cây chò cao vút, tán trùm tỏa bóng

một vùng, Thường khi, vào giữa trưa trên ngọn cây, xuất hiện một cụ già râu

tóc bạc phơ, mặc quần áo đỏ, đứng trông về hướng Tây Nam, Chuyện lạ, làm

mê hoặc lòng người, Hỏi ra mới hay, đó là đức Ngọ Vương, giáng thế, Điềm

lành xuất hiện, Vượng khí bay lên, Năm Quý Mùi, 1043, các cụ xây một lầu

thờ nhỏ ngay dưới gốc cây, sắm bài vị, lỗ nhang, trọng ghi, “Đương cảnh

thành hoàng tối linh tôn thần”, ngày ngày, đèn nhang bát vọng, Năm Bính

thân 1286, ái nữ triều Trần, là Huyền Tư công chúa, về tu tại phủ Dầu, đã cho

tu sửa lại, Trải bao thăng trầm biến cổ, gió táp, mưa sa đền xuân đã xuống

cấp nghiêm trọng, Năm Bính Tuất 2006, chị Phan Thị Bích Hằng, người con

của quê hương, đi công tác xa, hảo tâm tài trợ chính, Cùng nhiều nhà tài trợ

khác, và bà con quê hương, xây lại ngôi đền nguy nga, bền vững,

Cảm mộ, biết bao, tấm lòng vàng,

Xuân đài, từ nay, được khang trang,

“Tỷ dân, hộ quốc” an thánh đức

“Minh cao, nhất tuệ", phúc lưu quang,

Rời đền Xuân, về phía Nam không xa, ta lạc vào khu Rừng Bồ cũ, (nay

là xóm Bổ), Là nơi tích tụ lương thảo, nuôi quân năm xưa, Qua gồ Mã Mây,

xuống ao Miễu, vừa trong vừa mát, Rửa chân tay, chuẩn bị bước vào thăm đại

bản doanh, tại gồ Mả Lăng, Ôi, những viên gạch, bát tràng xưa, còn đó, nền

Móng cũ, còn đây, Thật là:,

Dù rằng, có tự, ngàn xưa,

Di chỉ, để lại, chưa mờ, dấu son,

Trải bao, gió núi, mưa ngàn,

Bảy trăm, năm lẻ, vẫn còn, tích xưa,

Đây, truyền thống, của ông cha,

Diệt thù, gìn giữ, nước nhà, vẹn nguyên, !

Bái phục tiền nhân, lòng làng tới cửa phật đài, Đó là phủ Dầu, tên

chữ, là, Linh Nha Tự, Nghỉ chân dưới gốc muỗm, ngắm quan môn, thả hồn, vào

Cõi, xa xăm, ta như lạc vào, bồng lai là vậy,

Trước cửa thiền môn, hai pho tượng hộ pháp, đổ sộ oai nghiêm, phóng

cặp mắt thần soi rõ, lòng chính, tà, thiện ác, Sẵn sàng cứu lành, diệt ác, bảo

vệ pháp giới thiền môn, Bài trí hai bên, Bên tả có tượng, Thập bát long thần,

uy nghiêm, đường bệ, với bộ phẩm phục đại trào, Đôi mắt long lanh, nhìn ra

cõi tục, hình như ngài đang suy tư phán xét lòng lành, giữ, để trừ tai, dáng

phúc, Bên hữu, có tượng Đức thánh hiền, mũ thất phật đội đầu, áo cẩm lan già

trang, mình mặc, Phong thái từ bỉ, tâm tư hỉ xả, Như đang mở rộng lòng phổ,

khuyến tới, những người hiếu kính hiển lương,

Trước tòa tam bảo trang nghiêm, tuy phụng sự, còn đơn sơ, nhưng đượm

vẻ uy linh, trang nhã, rực rỡ muốn ánh hào quang, như đang xao động lòng

kính tín, Bước chân vào chính điện, lòng lành, giũ sạch bụi trần, mắt

hướng về nội cung, ôi, một bệ sen, bằng đá xanh, cổ kính lạ kỳ, vừa thanh tao,

vừa vững chãi. Từng phiến đá to, nhỏ, khác nhau, nhưng vuông thành sắc cạnh,

được gắn ghép, khéo léo, thành một khối chữ nhật khổng lồ, đường nét hoa

văn cực kỳ tinh xảo,

Chính diện mặt tiền, có lưỡng long chầu, bồ đề, tiếp đó tản ra hai bên, và

hai đầu bệ, chia làm 4 ô họa tiết, điêu khắc, theo lối long vân khánh hội, con

bên tả nhả ngọc, con bên hữu phun châu, Tất cả ẩn hiện, qua làn mây ngũ sắc,

ngửng đầu, dương mắt hiền từ, như đang lắng nghe tiếng kệ lời kinh vọng về,

từ Ngân Sơn Thíu lĩnh, Toàn thân bệ, được cấu trúc theo kiểu chân quỳ, vân

ám, bốn góc, có bốn con đại khổng tước, (chim thần Sa mu ra), vươn mình ưỡn

ngực, nâng đỡ tòa sen, Đó là loài chim, trong thời hỗn độn, hồng mang đã

biết, theo lành bỏ dữ, theo đức Như lai, tu hành chính quả, Loài chim đó được

phật tổ ban, “Nam vô, phật mẫu, đại chuẩn, đề minh vương, bồ tát,

Tầng trên cùng của bệ đá, là ba lớp cánh sen, rồng chạy đều bốn mặt,

Có lẽ, người thợ điêu khắc xưa, đã mượn tiết họa cánh sen, để biểu đạt ý tưởng,

cho ba kiếp luân hồi, Mỗi đường nét hoa văn, đều mang sắc thái, của đạo

thiền. Đến đây ai ai, cũng kính phục bàn tay tài hoa, của nghệ nhân thuở

trước,

Bệ đá hoa sen phủ Dầu là một công trình văn hóa vĩ đại được quan tâm

khảo cứu rất nhiều lần. Nếu như không còn bệ nào lớn hơn thì đây là một bệ

đá hoa sen độc nhất vô nhị. Cho nên ở phủ còn lưu câu

“Tự đài ngật lập, tọa thạch nguy nga, uyển nhiên thiên giới, An Nam

đệ nhất danh lam tự".

Bệ này ra đời vào thời Lý Thái Tông (1028 - 1054) đến nay vẫn còn

nguyên vẹn. Tương truyền xưa kia trên bệ đá hoa sen có thờ ba bát hương

sành, bốn góc có bốn lỗ để cắm cọc che bằng phên tre nứa lá. Ngày nay trên

bệ đá được đặt ba pho tượng tam thế sơn son thiếp vàng do thất bá trùng tu

tôn tạo năm Diên Thành thứ 5 triều Lê (1582).

Hai đầu bệ sen được đặt tượng ông hoàng bà chúa. Bên tả tượng Huyền

Tư công chúa đầu đội mũ tỷ lư, mình mặc áo cà sa ánh vàng đang ngồi tham

thiền ngộ đạo. Bên hữu tượng hoàng tử ngự câu vương với bộ phẩm phục đại

trào, đầu đội mũ cánh chuồn, lưng đeo đai ngọc.

Rời chính điện ta vào thăm nội cung: Một nơi thiên trụ mới được tái

tạo năm 1991. Bước lên thềm đá ta gặp đôi câu đối.

“Hiển tích Đông A phật pháp chân truyền lưu bảo tịch.

Trúc lâm Thiền Phái phạn đài đạo ngộ giảng kim kinh”

Nội cung ngày trước dẫn dắt từ 14 gian hành lang trên chùa thượng

xuống. Nhưng đã bị hư hại trong chiến tranh. Nay mới được tái tạo lại để

phụng thờ: Bên tả thờ bà Chúa, bên hữu thờ ông Hoàng, cả hai gian thờ này

đều cung cấm. Chính giữa thờ tượng bán thân, chủ tịch Hồ Chí Minh. hai bên

thờ hai ông thái học sinh Tống Văn Triều, Tạ Như Thủy và bia ghi tên các

liệt sỹ của quê hương hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ.

Tuy cung điện xưa bị hư hại; nhưng những di vật quan trọng như Long

ngai, Thánh vị, mũ Thau rút, áo Long cổn vẫn còn. Đó là những di sản văn

hoá quý báu được giữ gìn từ năm vĩnh tổ thứ 5 (1709) đời vua Lê Hiển Tông

cho tới nay,hai chữ “Tỷ rẫn hộ quốc” được khắc đậm và thể hiện trên những

tấm sắc phong của các tiền triều. Tiếc rằng sắc Lê triều bị cháy năm 1951 do

chiến tranh gây ra.

Lịch đại gia phong

“Dực bảo trung hưng,

hộ quốc công thần”

sáng ngời muôn thuở.

“Trần gia khai sáng tự đường

thiên tài lưu truyền ân thánh đức.

Nam quốc danh lam thắng tích, ức niên hương hỏa hiển thần công”

Bước xuống nhà tổ luận đàm, ngước nhìn lên pho tượng tổ Đạt ma dáng

từ bi tự tại: Người đã sáng lập ra thảo đường thiền phái từ nước Thiên Trúc

qua Đại Đường tới nhiều nơi. Với tấm lòng tế độ chúng sinh mà chẳng quản

muôn trùng gian khó thật đáng để muôn đời tôn kính. Người đã được tôn

sùng là “Tây thiên đông độ, nam việt lịch đại tổ sư”. Tư tưởng ấy đã lan tỏa

tới các tín đồ và thiện nam tín nữ suy ngẫm bồi đắp cho chốn thiền môn ngày

thêm nguy nga tráng lệ.

Còn trời còn nước, còn non

Còn nơi cổ tích ta còn lửa hương.

Đó là toàn bộ cảnh quan di tích lịch sử văn hoá phủ Dầu. Vậy lịch sử

phủ Dầu có tự bao giờ quá trình biến đổi ra sao ? xin bắt đầu từ đôi câu đối

từ chính môn quan:

“Lý triều nhi khởi, Trần triều nhi hưng vạn cổ chiếu giám.

Thiên trụ dĩ duy, địa trụ dĩ lập thiên niên thắng tích”

Phủ Dầu đặt tại trung tâm xã Khánh Hoà - huyện Yên Khánh - tỉnh

Ninh Bình. Cách thành phố Ninh Bình 4 km về hướng Nam theo đường đi

Phát Diệm. Tọa cấn, hướng khôn. Theo sách phong thủy của Tà Ao thì phủ

Dầu lập trên hàm một con rồng. Đằng sau phủ có giếng Mắt Rồng, gồ con

Quy, con Cá chầu về. Đằng trước phủ có ao Hia, ao Võng, ao Lọng chầu lại

trước án minh đường qua khu thần điền có gồ thuyền rồng, gồ chùa Dê. Phía

Tây phủ có gồ Mả Lăng, ao Miễu, gồ Rừng Bồ, gồ Mã Mây, gồ Quần Ngựa.

Linh nha ngọc phả xưa có câu:

“Long sa sinh sịch, hổ thủy sàn sàn

Phương du quý huyệt táng tại Hậu Quan”

Vì phủ Dầu ở cuối xứ Hậu Quan, mà chữ hậu là dầy, chữ quan là kỳ

quan tráng lệ, thực là một linh địa ít nơi nào có được. Nên phủ Dầu còn có

tên là Linh nha tự. Phủ Dầu xưa do hai xã Hương Du và Phương Du phụng

sự. Theo tán chữ thì chữ Hương có nghĩa là thơm, chữ Du là dầu (dầu thơm).

Chữ Phương là phương khí xanh tốt, chữ Du là cây bưởi. Quan nhiệm một

cây bưởi xanh tươi sai hoa trĩu quả đã tạo ra một thứ dầu thơm tho tinh khiết:

(dầu hoa bưởi). Nên cổ nhân chọn chữ phủ Dầu là vậy.

Tương truyền vào khoảng năm Thiên Thành thứ 4 đời Lý Thái Tông

(đầu thế kỷ 11) phủ Dầu có một bệ đá hoa sen đồ sộ nguy nga. ở đó ngoài sự

kỳ diệu của con người buổi sơ khai là điều bí ẩn của tài năng phi thường, còn

có nét văn hoá với trí tưởng tượng và kỹ xảo tuyệt vời của bàn tay vàng ngọc.

Bốn mặt chạm khắc khá tinh xảo, cấu trúc theo lối tứ điểu phụng liên đài.

Hình tượng bốn con đại khổng tước vươn mình gắng sức nâng đỡ đóa sen

vàng. Các tiết họa lưỡng long chầu bổ đề, long vân khánh hội, nhả ngọc phun

châu là nét văn hoá tinh thần, là ước mơ cuộc sống tươi sáng, thanh bình, ấm

no, hạnh phúc.

Ngày xưa nơi đây là rừng rậm chằng chịt cỏ gai bệ đá hoa sen được lập

dưới một rừng muỗm bên trên đặt 3 bát hương sành. Theo nam sử tiền biên

và Thái vi ngọc phả thì năm 1284 giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta

trước đó lợi dụng thời kỳ hòa hoãn (1258 - 1284) một đạo quân toa đô vượt

biển đánh chiếm Chăm Pa rồi đánh thốc vào phía Nam Đại Việt. Trước thế

nguy cấp của đất nước vua Trần Nhân Tông đã kiến bạch đầu quân tại hội

nghị Diên Hồng và xuống chiếu rời đô về Trường Yên phủ. Chọn hành cùng

Thái Vi làm căn cứ kháng chiến. (Nay thuộc các Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh

Thắng, Ninh Hải của huyện Hoa Lư). Lúc đó Hoàng Tử Ngự Câu Vương

được lệnh đem quân chấn giữ miền duyên hải bảo vệ cửa Thần Phù. (Nay là

thôn Phù Sa - xã Yên Lâm - Yên Mô). Ngài đã chọn khu Mả Lăng cạnh phủ

Dầu đóng đại bản doanh. Nơi đây: Thế công có thể kiểm soát cửa Thần Phù,

chi viện cho cửa Đại Nha. Thế thủ có thể lập thành lũy bảo vệ Thái Vi Cung.

Một địa bàn chiến lược: Từ Mã Lăng theo đường bộ qua Ngọc Mỹ Nhân vào

Thái Vi chỉ vài chục dặm. Có đường thủy từ Vũ lâm qua Vũng Trắm, Ba

Vuông, cầu Yên theo sông Vạc xuôi về bến Chủ là tới đại bản doanh. Từ bến

Chủ qua Nhuệ Giang, Trinh Giang, Càn Nhai ra cửa Thần Phù. Quân Trần ở

đây còn có thể phối hợp với đạo quân của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

đóng ở Trà Tu.

Phục vụ cho đại bản doanh có các bộ phận đóng ở các địa điểm như

khu Rừng Bồ là nơi chứa lương thảo, khu Chùa Đồng là nơi gom góp sắt

đồng để đưa vào đúc rèn khí giới tại khu vườn Giáo. Khu Đầu Voi, gồ Nghiệt

là nơi dưỡng rèn voi trận. Mãi Mã tuyển chọn ngựa chiến từ các nơi đưa về.

Gồ Thuyền Rồng xưởng sửa chữa tầu thuyền. Gồ chùa Dê nơi bài binh bố

trận. Gồ Quần Ngựa nơi luyện tập chiến mã.

Trai tráng khắp vùng được xung vào các đội quân chủ lực. Các vị thân

vương, công nương, đại nương đã về đây kiểm tra và úy lạo binh sỹ. Năm

1286 Huyền Tư công chúa về thăm đại bản doanh thấy bên cạnh có ngôi

chùa cổ kính, cây cối xanh tươi rất hợp với ý tưởng tu hành. Nên công chúa

đã xin phép vua cha xuống phủ Dầu quy y cửa phật đạo. Vua chuẩn tấu cho

đem theo hai ông thái học sinh là Tống Văn Triều và Tạ Như Thủy. Cung phi

Nguyễn Thị Tú, bà nhũ mẫu Phan Thị Vinh và nội các viên Đinh Thái giám.

Từ đó chùa cảnh được mở mang. Bà Huyền Tư cho đắp một con đường

từ chợ Dầu vào phủ theo hình rồng uốn khúc, sửa sang lại khu ao Huê trồng

các loại hồng liên bạch liên dâng tiến.

Dẹp xong giặc Nguyên Mông triều đình trở lại Thăng Long. Hoàng Tử

Ngự Cầu Vương xin vua cha trở về phủ Dầu tu hành cùng chị. Thiên hạ thái

bình, trúc lâm thiền phái từ đời Trần Thái Tông dựng lập ngày thêm hưng

thịnh. Chính sách của nhà Trần là đại diễn trang thái ấp nên hai chị em được

ân ban 173 mẫu lộc điền. Số ruộng đó ông Hoàng bà Chúa đã chuyển thành

tự điền của Linh Nha Tự. Tiếp tục mở rộng trúc lâm thiền phái nhà vua dùng

hai ông thái học sinh vào việc dậy dỗ kệ kinh cho 2 chị em. Cung phi

Nguyễn Thị Tú chịu trách nhiệm giao tiếp với các pháp phái. Ông Đinh thái

giám cận vệ cho ông Hoàng, bà Phan Thị Vinh lo việc cơm chay và phục vụ

bà Chúa.

Qua bao thế hệ thăng trầm: Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần ; tiếp đến Lê -

Mạc phân tranh, phủ Dầu bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm Diên Thành

thứ 5 (1582) bẩy vị cựu thần triều Lê cùng con dân 2 xã đứng ra tôn tạo đó

là:

1- Phan Văn Trì - Tước An Thọ Bá

2- Lê Văn Đàm - Tước Trường Thọ Bá

3- Đinh Sỹ Nho - Tưới Phú Khê Bá

4- Phan Như Tùng - Tước Trúc Sơn Bá

5- Lê Viết Phú - Tước An Lộc Bá

6- Phạm Giao - Tước Phú Thọ Bá

7- Đỗ Văn Tài - Tước Liên Thọ Bá

Nên đã có bia “Thất bá trùng tu, nhị hương tôn phụng”. Cũng từ đây

nhân dân hai xã tạc 2 pho tượng ông Hoàng và bà Chúa. Lập đền thờ ông

Đình Thái Giám, dựng lầu bà cô và tôn thờ hai ông thái học sinh. Những

người theo Huyền Tư công chúa về khai sáng đất này.

Năm Vĩnh Tộ thứ 5 đời vua Lê Hiển Tông chùa được xây lại theo kiểu

nội công, ngoại quốc. Phụng sự theo lối tiền Phật hậu Thánh. Sắm long ngại

thánh vị, may áo long cổn, mũ rút đồng thau và khai thần sắc cho chốn thờ tự

linh thiêng. Tiếp đó xây thành chung quanh bằng đá cao 2 mét, bên ngoài có

lũy tre bao bọc, xây một cổng chính. Đến năm Tự Đức thứ 3 đúc một quả

chuông.

Phủ Dầu sau khi ông Hoàng bà Chúa mất thì không có sư ở. Vì ông

Hoàng bà Chúa là cành vàng lá ngọc của triều đình. Nếu không phải là cao

tăng đại đức thì không thể trụ trì được. Nên tự đường kén một ông Tự đức độ

song toàn đèn hương phụng sự. Còn nội điện mỗi xã cử một ông sái chăm lo

hương khói chốn nội cung.

Năm 1936 có sư cụ Đàm Thụ người Ngọc Giả - Nam Ninh - Nam Định

về mở cảnh chùa Gạo xã Ninh Phúc. Sư cụ là người thông tuệ kệ kinh tinh

tưởng phật pháp. Với lòng kính tăng mộ đạo, tín đồ hai xã làm đơn xin thỉnh

cụ về. Sau thời gian trụ trì sư cụ đã cho làm nhà trù, nhà tăng, nhà tổ. Năm

1942 xây hai cổng tam quan 2 bên, chùa cảnh được mở mang ngày thêm

lộng lẫy.

Năm 1945 cách mạng thành công nước nhà được độc lập phủ Dầu

tin được chọn làm địa điểm thành lập Uỷ ban lâm thời xã Khang Du, hợp nhất 3

Đảng bộ của 3 xã Hòa, Phú, An thành xã Khánh Hoà đầu tiên. Năm 1947

chùa Dầu được đón đoàn đại biểu đặc ủy đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ

cộng hòa do ông Trần Đăng Ninh và ông Nguyễn Khánh Toàn về kiểm tra

phong trào của huyện. Ông Trần Đăng Ninh đã nói: “Phủ Dầu là nơi danh

lam thắng tích rất có giá trị cho nền văn hoá dân Phải cố gắng bảo vệ giữ

gìn”.

Năm 1949 Pháp nhẩy dù xuống Phát Diệm rồi kéo lên đóng bốt chùa

Cao, chùa Hựu, cầu Vệ huyện Yên Khánh, đền Ninh huyện Gia Khánh. Thì

phủ Dầu là nơi tập trung của các lực lượng vũ trang kháng chiến. Là trung

tâm đường dây liên lạc giữa vùng tự do với vùng địch hậu. Đến năm 1951

địch huy động một đại đội vệ sỹ kéo lên đóng bốt tại phủ Dầu. chúng lấy tam

quan làm pháo đài, dùng bệ thờ làm nơi cư trú. Ngăn cản mọi hoạt động lễ

bái. Chi bộ Đảng đã tổ chức nhân dân và các tín đỏ đấu tranh nên tượng phật

và các đồ khí tế được đưa vào đền trung Yên Khang thờ tự. Địch chiếm đóng

phủ Dầu được 4 tháng thì ta giải phóng. Lúc công đồn phần bị trúng đạn,

phần bị địch phá nên phủ Dầu hư hại nặng: 7 gian nội điện, 14 gian giải vũ,

15 gian nhà trù, nhà tăng, nhà tổ 2 cổng tam quan bị phá hủy hoàn toàn. Tiền

đường và một cổng bị hư hại nặng. Trong khi nhân dân và tín đồ còn đang

tập trung cho kháng chiến và luyến tiếc cho sự đổ nát của phủ Dầu thì một

nỗi đau còn nặng hơn lại ập đến. Ngày 28/4 năm Tân Mão (1951) trong một

trận bom oanh tạc của máy bay địch đền Trung bị thiêu rụi. Mất một sắc văn

thời lê, ngọc phả thần tích phủ Dầu, một pho tượng tam thế và nhiều hiện vật

quý giá khác.

Đến cuối năm 1951 toàn dân lại tu sửa tiền đường thiên hương và rước

phật hồi cung. Đến năm 1955 xã lại tổ chức hội lệ tế tự như xưa. Nhưng rồi

chẳng được bao lâu giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, miềm Nam rên xiết

dưới gót dầy xâm lược Mỹ. Với tinh thần tất cả vì mền Nam ruột thịt, tất cả

để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhà sư cũng tạm cất áo cà sa lên đường

đánh giắc. Mọi hoạt động lễ hội tạm ngừng, chùa cảnh vẫn sớm tới đèn

nhang nhưng xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay ở phủ còn lưu giữ một số di

vật quý như: Mũ rút bằng đồng thau; áo long cổn, về sắc văn riêng sắc của

triều Lê bị cháy năm 1951 trong kháng chiến chống Pháp cùng với thần phả

ngọc phả còn lại các sắc phong văn từ triều Tự Đức đến nay. Cùng một số

văn bia, câu vè câu đối. Kể từ lần trùng tu thứ nhất năm diễn thành thứ 5 đến

nay phủ Dầu đã qua 12 lần trùng tu tôn tạo đó là:

1- Năm Diên Thành thứ 5: (1582)

2- Năm Thiệu Trị thứ 3: (1843)

3- Năm Tự Đức thứ 3: (1850)

4- Năm Tự Đức thứ 33: (1881)

5- Năm Thành Thái thứ 10: (1898)

6- Năm Duy Tân thứ 8: (1914)

7- Năm Khải Định thứ 4: (1919)

8- Nam Bảo Đại thứ 11: (1936)

Và các năm 1951 - 1956 - 1992. Xây lại hai cổng tam quan năm 1999.

Sau chiến thắng vĩ đại xuân 1975 đất nước thống nhất. Chùa Dầu được

Nhà nước tặng thưởng một huy chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất.

Một huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất và năm 1993

chùa Dầu được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thật là:

Kể từ buổi sơ khai xưa cổ

Dấu linh còn rạng rỡ nét son

Một nơi thắng tích kỳ quan

Từ thời bát tiết khói nhang tôn sùng

Trúc lâm phái thiền tông khai sáng

Yên Tử Sơn phổ luyện tâm kinh

Trần gia ái tử tu hành

Ngót ngàn năm lẻ dấu linh vẫn còn

Mở ngọc phả nét son rạng rỡ

Nhìn văn bia nét chữ chưa phai

Thiền môn, thạch tọa liên đài

Bảng vàng di tích rạng ngời nét son

Phải gìn giữ lưu truyền mãi mãi

Cho phủ Dầu ngày một nguy nga

Cho đời dệt gấm thêu hoa

Quê hương đẹp mãi khúc ca thanh bình

(Hết)

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?