Quỹ Toàn cầu qua 20 năm hoạt động đã góp phần cứu sống hàng triệu người
Năm 2022 đánh dấu 20 năm hoạt động của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (gọi tắt là Quỹ Toàn cầu). Từ năm 2002, Quỹ Toàn cầu đã sử dụng gần 55 tỷ đô la Mỹ cho cuộc chiến chống AIDS, lao và sốt rét, bao gồm xây dựng các hệ thống y tế thích ứng và bền vững, sẵn sàng ứng phó với đại dịch, củng cố hệ thống cộng đồng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và bình đẳng giới. Đối mặt với đại dịch COVID-19, ngoài việc duy trì biện pháp chương trình can thiệp cốt lõi, Quỹ Toàn cầu đã phê duyệt 4,1 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ 108 quốc gia và 21 chương trình đa quốc gia nhằm chống lại COVID-19 và bảo vệ thành quả chống lại ba căn bệnh này.
Thụy Điển cho tới nay đã đóng góp 1,2 tỷ USD cho Quỹ Toàn cầu kể từ khi tổ chức này ra đời. Bên cạnh Thụy Điển, các nước G7, Liên minh châu Âu (EU), Đức, Anh,... và các đối tác phi G7 khác cũng bày tỏ cam kết tiếp tục đóng góp các khoản tài trợ lớn cho Quỹ Toàn cầu cho các hoạt động phòng chống lao, sốt rét, HIV/AIDS trên toàn thế giới.
Sự kiện Ủng hộ vòng huy động tài trợ thứ 7 của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét do Đại sứ quán Thụy Điển và Đại sứ quán Mỹ đồng tổ chức tại Hà NộiSự hợp tác của Quỹ Toàn cầu đã cứu sống 44 triệu người, vào năm 2020, đưa 21,9 triệu người tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng virus HIV, điều trị cho 4,7 triệu bệnh nhân lao và phát 188 triệu màn chống muỗi.
Năm 2022 đánh dấu Vòng Huy động tài trợ lần thứ bảy của Quỹ Toàn cầu. Cơ chế hỗ trợ tài chính lớn nhất cho phòng chống các bệnh HIV, lao và sốt rét này kêu gọi tài trợ và tái đầu tư cho các nước theo chu kỳ 3 năm. Trong giai đoạn 2021-2023, Quỹ Toàn cầu đầu tư 4,9 tỷ đô la Mỹ vào các hệ thống y tế chính thức và cộng đồng thông qua các khoản tài trợ cốt lõi và ứng phó COVID-19, đồng thời chi hơn 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho các khoản tài trợ để đẩy nhanh việc chấm dứt các bệnh HIV, lao và sốt rét.
Chính phủ và tại Vòng Huy động tài trợ lần thứ sáu, 14 tỷ đô la Mỹ đã được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cam kết- mức tài trợ lớn nhất huy động được trong lịch sử cho một chương trình y tế đa phương.
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của Quỹ Toàn cầu, đóng góp 1/3 trên tổng tài trợ và đã hỗ trợ hình thành định hướng chiến lược và chính sách như một thành viên Hội đồng Quỹ Toàn cầu. Tới nay, Mỹ đã đóng góp 20,97 tỷ đô la Mỹ, và cam kết đóng góp 4,69 tỷ đô la Mỹ trong Vòng Huy động tài trợ lần thứ sáu. Vòng Huy động tài trợ lần thứ bảy do Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ diễn ra trong tháng 9 , Tổng thống Mỹ Jode Biden đã có những tín hiệu cam kết đầu tư lên tới 6 tỷ đô la Mỹ nhằm kêu gọi với mỗi 1 đô la Mỹ được ủng hộ, sẽ có 2 đô la được ủng hộ bởi các nhà đầu tư khác.
Nguyễn Minh tổng hợp
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?